Thứ Năm, 26 tháng 5, 2011

Thứ Hai, 9 tháng 8, 2010

ĐH Điện lực lấy điểm chuẩn 15,5 - 17

Trưa nay, ĐH Điện lực công bố điểm chuẩn với mức thấp nhất là 15,5, cao nhất là 17. Trường dành 260 chỉ tiêu NV2 đại học, 680 chỉ tiêu cao đẳng.

Điểm sàn vào trường là 15,5 nên thí sinh có NV1 chuyên ngành Hệ thống điện đạt 16,5 điểm được chuyển sang ngành khác lựa chọn một trong số các chuyên ngành có tuyển NV2. Thí sinh có NV1 chuyên ngành Hệ thống điện đạt 16 điểm được chuyển sang một trong các ngành: Nhiệt điện, Điện CN và DD, Điện hạt nhân (mã 101), Điện tử viễn thông (mã 107), Công nghệ cơ khí (mã 108), Công nghệ cơ điện tử (mã 109), Quản trị kinh doanh (mã 110).

Tất cả thí sinh có điểm thi đạt 15,5 ở các ngành mà điểm NV1 cao hơn 15,5 điểm được chuyển sang một trong các ngành: Điện hạt nhân (mã 101), Công nghệ cơ khí (mã 108), Công nghệ Cơ điện tử (mã 109), Quản trị kinh doanh (mã 110).

Riêng chuyên ngành Điện hạt nhân sẽ ưu tiên khi xét tuyển NV2 đối với các thí sinh có hộ khẩu ở Nam Trung Bộ (Ninh Thuận, Bình Thuận và Khánh Hòa).

Ảnh: Tiến Dũng.
Thí sinh nộp bài thi đại học năm 2010. Ảnh: Tiến Dũng.

Việc xét tuyển NV2 thực hiện theo từng ngành, lựa chọn theo điểm thi từ cao xuống thấp đến khi đủ chỉ tiêu. Ngày 14/9 trường sẽ công bố danh sách trúng tuyển NV2. Học sinh trúng tuyển NV2 hệ đại học nhập học ngày 23/9, hệ cao đẳng nhập học ngày 24/9.

Giấy báo trúng tuyển NV1 sẽ được chuyển về các Sở GD&ĐT trước ngày 20/8. Thí sinh nhận giấy báo trúng tuyển, giấy chứng nhận kết quả thi tại nơi nộp hồ sơ đăng ký dự thi. Sau ngày 25/8 thí sinh diện trúng tuyển chưa nhận được giấy báo có thể trực tiếp đến Phòng Đào tạo của trường để xin cấp lại. Ngày nhập học 8/9.

Dưới đây là điểm chuẩn dành cho học sinh phổ thông KV3. Mỗi đối tượng ưu tiên kế tiếp giảm 1 điểm, mỗi khu vực ưu tiên kế tiếp giảm 0,5 điểm.

Điểm chuẩn ĐH Y tế Công cộng, Thể thao Hà Nội, Duy Tân

ĐH Y tế Công cộng lấy điểm trúng tuyển 16,5 đối với tất cả các ngành. ĐH Duy Tân cũng dành 3.200 chỉ tiêu NV2 với mức điểm bằng sàn ĐH, CĐ.

Theo Hiệu phó ĐH Y tế Công cộng Bùi Thị Thu Hà, năm nay, điểm trúng tuyển nguyện vọng 1 vào trường là 16,5 đối với học sinh phổ thông KV3. Mỗi khu vực kế tiếp được giảm 0,5 điểm và mỗi đối tượng ưu tiên được giảm 1 điểm. Do đó, những thí sinh ở KV1, thuộc nhóm ưu tiên 1 chỉ cần 13 điểm là trúng tuyển.

ĐH Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội cũng vừa công bố điểm chuẩn. Theo đó, với mức điểm 20 (học sinh phổ thông KV3), đã có hơn 670 thí sinh trúng tuyển hệ đại học, và hơn 150 thí sinh trúng tuyển hệ cao đẳng với mức điểm 19.

Ảnh: Tiến Dũng.
Năm nay, nhiều trường sẽ xét tuyển NV2 bằng điểm sàn ĐH, CĐ. Ảnh: Tiến Dũng.

Năm nay, ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) lấy điểm xét tuyển hầu hết các ngành bằng điểm sàn của Bộ GD&ĐT. Riêng điểm chuẩn ngành Cử nhân Điều Dưỡng là 16. Tổng chỉ tiêu vào trường là 3.200 sinh viên.

Dưới đây là mức điểm xét tuyển NV2 vào các khối dành cho học sinh phổ thông KV3, mỗi đối tượng ưu tiên được cộng 1 điểm, mỗi khu vực ưu tiên được cộng 0,5 điểm.

ĐH Điện lực lấy điểm chuẩn 15,5 - 17

Trưa nay, ĐH Điện lực công bố điểm chuẩn với mức thấp nhất là 15,5, cao nhất là 17. Trường dành 260 chỉ tiêu NV2 đại học, 680 chỉ tiêu cao đẳng.

Điểm sàn vào trường là 15,5 nên thí sinh có NV1 chuyên ngành Hệ thống điện đạt 16,5 điểm được chuyển sang ngành khác lựa chọn một trong số các chuyên ngành có tuyển NV2. Thí sinh có NV1 chuyên ngành Hệ thống điện đạt 16 điểm được chuyển sang một trong các ngành: Nhiệt điện, Điện CN và DD, Điện hạt nhân (mã 101), Điện tử viễn thông (mã 107), Công nghệ cơ khí (mã 108), Công nghệ cơ điện tử (mã 109), Quản trị kinh doanh (mã 110).

Tất cả thí sinh có điểm thi đạt 15,5 ở các ngành mà điểm NV1 cao hơn 15,5 điểm được chuyển sang một trong các ngành: Điện hạt nhân (mã 101), Công nghệ cơ khí (mã 108), Công nghệ Cơ điện tử (mã 109), Quản trị kinh doanh (mã 110).

Riêng chuyên ngành Điện hạt nhân sẽ ưu tiên khi xét tuyển NV2 đối với các thí sinh có hộ khẩu ở Nam Trung Bộ (Ninh Thuận, Bình Thuận và Khánh Hòa).

Ảnh: Tiến Dũng.
Thí sinh nộp bài thi đại học năm 2010. Ảnh: Tiến Dũng.

Việc xét tuyển NV2 thực hiện theo từng ngành, lựa chọn theo điểm thi từ cao xuống thấp đến khi đủ chỉ tiêu. Ngày 14/9 trường sẽ công bố danh sách trúng tuyển NV2. Học sinh trúng tuyển NV2 hệ đại học nhập học ngày 23/9, hệ cao đẳng nhập học ngày 24/9.

Giấy báo trúng tuyển NV1 sẽ được chuyển về các Sở GD&ĐT trước ngày 20/8. Thí sinh nhận giấy báo trúng tuyển, giấy chứng nhận kết quả thi tại nơi nộp hồ sơ đăng ký dự thi. Sau ngày 25/8 thí sinh diện trúng tuyển chưa nhận được giấy báo có thể trực tiếp đến Phòng Đào tạo của trường để xin cấp lại. Ngày nhập học 8/9.

Dưới đây là điểm chuẩn dành cho học sinh phổ thông KV3. Mỗi đối tượng ưu tiên kế tiếp giảm 1 điểm, mỗi khu vực ưu tiên kế tiếp giảm 0,5 điểm.

Gần 650.000 thí sinh trượt ĐH

Theo thống kê của Vụ giáo dục ĐH thì với mức điểm sàn khối A, D: 13 và khối B, C:14 có khoảng 62% thí sinh, tương ứng với hơn 650.000 thí sinh, đã phải rời cuộc đua xét tuyển vào các trường ĐH.

Gần 400.000 thí sinh đủ điều kiện xét tuyển ĐH

So với năm 2009, mức điểm sàn năm nay giữ nguyên không thay đổi. Theo đánh giá của một số thành viên hội đồng điểm sàn, mặc dù đề thi năm nay tương đối khó và có sự phân loại thí sinh khá tốt nhưng nhìn chung phổ điểm toàn quốc tương đối ổn định so với năm 2009.

Theo thống kê của Vụ Giáo dục ĐH, trong kỳ thi tuyển sinh ĐH năm 2010, ở khối A cả nước có 209.683 thí sinh đạt điểm từ mức sàn 13 điểm trở lên, trong khi tổng chỉ tiêu xét tuyển khối A của các trường ĐH là 150.532 chỉ tiêu. Khối B có 84.846 thí sinh đạt từ 14 điểm trở lên, so với tổng chỉ tiêu tuyển sinh của khối này là 58.764. Khối C có 34.619 thí sinh đạt kết quả thi bằng điểm sàn trở lên, so với tổng chỉ tiêu tuyển sinh của khối này là 23.987.

Con số thí sinh đạt kết quả thi từ điểm sàn ở khối D là 66.966, trong khi tổng chỉ tiêu xét tuyển là 54.493. Như vậy tổng cộng có khoảng gần 400.000 thí sinh đã tham dự kỳ thi tuyển sinh 2010 đủ điều kiện tham gia xét tuyển vào các trường ĐH. Nếu chưa trúng tuyển NV1, các thí sinh này sẽ được tiếp tục tham dự xét tuyển NV2, NV3.

Số còn lại, khoảng 650.000 thí sinh sẽ không được tham dự xét tuyển vào các trường ĐH. Trong số đó, những thí sinh nào đạt kết quả thi bằng mức điểm sàn CĐ trở lên được tham dự xét tuyển NV2, NV3 vào các trường CĐ, hệ CĐ trong các trường ĐH còn chỉ tiêu, cùng khối thi.

Với con số thống kê này cho thấy, sự căng thẳng trong xét tuyển NV2 hay NV3 tập trung lớn nhất ở khối A, kế tiếp là khối B và khối D. Khối cạnh tranh được đánh giá là nhẹ nhàng nhất đó chính là khối C.

Theo một thành viên hội đồng điểm sàn thì mức điểm sàn và hệ số luân chuyển của các khối như thế là tương đối hợp lý. Đây cũng là mức điểm để xã hội chấp nhận được chất lượng đầu vào. Nhiều trường sẽ không khó khăn gì trong vấn đề tuyển đủ chỉ tiêu, tuy nhiên đối với khối các trường top dưới, đặc biệt là các trường ngoài công lập thì sẽ gặp đôi chút khó khăn.

Ông Ngô Kim Khôi, phó Vụ trưởng Vụ giáo dục ĐH khẳng định: “Khi xác định mức điểm như trên thì Hội đồng điểm sàn đã tính toán đến các yếu tố cơ cấu vùng miền, chỉ tiêu…Chắc chắn nguồn tuyển sẽ đáp ứng đủ chỉ tiêu của các trường”.

Nhiều cơ hội cho NV2, NV3

Theo bà Trần Thị Hà, Vụ trưởng Vụ giáo dục ĐH thì Bộ GD-ĐT đưa ra mức điểm sàn để các trường xây dựng điểm chuẩn theo nguyên tắc: Điểm chuẩn không được thấp hơn điểm sàn. Trong những trường hợp đặc biệt thì các trường phải có văn bản gửi Bộ để xem xét.

Bà Hà cũng cho hay, việc dành bao nhiêu chỉ tiêu xét tuyển NV2 là quyền của các trường, Bộ GD-ĐT không khống chế hay yêu cầu các trường phải dành chỉ tiêu NV2 hay NV3 cụ thể. Tuy nhiên các trường khi xác định điểm trúng tuyển cần phải chọn phương án làm sao để đảm bảo chất lượng đầu vào.

Theo dữ liệu tuyển sinh mà Dân trí có được thì với mức điểm sàn đưa ra thì chắc chắn phần lớn các trường ngoài công lập sẽ dành chỉ tiêu xét tuyển NV2. Đối với các trường công lập thì năm nay do mức độ đề thi tương đối khó, nhìn chung vùng phổ điểm 7-9 của các trường giảm mạnh nên sẽ không ít trường top trên dành chỉ tiêu xét tuyển NV2.

Theo đánh giá của một chuyên gia tuyển sinh thì điều này là tất yếu, bởi các trường lâu nay có điểm chuẩn cao thì không thể hạ mức điểm trúng tuyển năm nay quá thấp mà sẽ lấy ở một mức nào để đảm bảo chất lượng. Số chỉ tiêu còn thiếu sẽ dành để xét tuyển NV2.

“Với việc chỉ tiêu của một số trường tốp trên tăng nhưng kết quả tuyển sinh lại không được như mong muốn. Bên cạnh đó lại có sự khống chế điểm sàn của Bộ GD-ĐT, thậm chí lại còn bị khống chế điểm sàn của trường (thường cao hơn điểm sàn của Bộ) nên số chỉ tiêu xét tuyển NV2, NV3 sẽ nhiều hơn năm 2009. Đặc biệt là số chỉ tiêu NV2 của khối các trường công lập” - đại diện một số trường ĐH tham gia hội đồng điểm sàn đánh giá.

Thứ Năm, 3 tháng 12, 2009

Người thầy hóa giải những điều “tưởng như không thể…”

(Dân trí) - 10 năm nay, thầy Nguyễn Duy Quy không ngừng nghĩ cách làm ra những đồ dùng học tập thuận tiện hơn cho những học trò đặc biệt của mình: những học trò khiếm thị.

“Tôi đặt mình vào hoàn cảnh của các em, đặt mình trong những khó khăn của các em khi theo học môn Toán ở nhà trường phổ thông mày mò chế ra những đồ dùng phụ trợ cho các em hình dung và nắm bắt Toán học bằng cảm nhận của đôi bàn tay và trí nhớ” - thầy Nguyễn Duy Quy, giáo viên bộ môn Toán, phụ trách tổ “hòa nhập” trường phổ thông chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu (Đà Nẵng) cho biết.

Liên tục sáng tạo những đồ dùng học tập đặc biệt

10 năm, thầy Quy nhớ lại những ngày đầu về ngôi trường đặc biệt với những học sinh đặc biệt, thầy thật lòng tâm sự: “Từ Quảng Nam chuyển công tác về Đà Nẵng, tôi hoàn toàn bất ngờ và cả lúng túng nữa khi được phân bổ về trường. Trước đó, tôi chưa từng có kinh nghiệm giảng dạy học sinh khiếm thị, chưa từng có kinh nghiệm truyền đạt kiến thức cho những học trò đặc biệt. Môn đại số còn có thể nhẫn nại truyền miệng được nhưng trong Toán học còn có hình học. Không biết làm sao để các em hình dung ra những hình vuông, hình tròn, những góc, những đỉnh…, tôi cứ day dứt. Rồi chính các em chứ không ai khác đã dạy tôi học chữ nổi, cách tiếp cận tri thức của những người chẳng may không được nhìn thấy ánh sáng. Cũng chính niềm khao khát được học chữ của các em đã thôi thúc tôi phải làm một điều gì đó giúp các em và cả giúp tôi trong việc truyền đạt kiến thức”.

Vậy là những đồ dùng học tập dành cho học sinh khiếm thị được ra đời dưới bàn tay của người thầy “tận tuỵ sáng tạo vì học trò” như lời thạc sĩ Lê Thị Tuyết Mai, hiệu trưởng trường phổ thông chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu, nói về thầy Nguyễn Duy Quy.

Người thầy “tận tuỵ sáng tạo vì học trò”.

Truyền đạt cho học sinh khiếm thị những khái niệm mới trong tất cả các môn học là việc chẳng dễ dàng. Giáo viên phải truyền đạt chậm rãi, minh hoạ cụ thể, trực tiếp, nhất là trong những giờ Toán có vẽ hình minh hoạ, các công thức, những định lý, định nghĩa. Để các em tiếp thu được môn hình học, thầy chẳng thể nói suông, cũng chẳng thể cầm phấn vạch hình trên bảng như khi dạy học sinh bình thường, mà phải có đồ dùng học tập đặc biệt hỗ trợ. Trong khi, bấy giờ, các thiết bị sản xuất dành cho học sinh khiếm thị rất khan hiếm, giáo viên chỉ còn cách tìm cách làm lấy và cải tiến dần chức năng của các đồ dùng học tập qua kinh nghiệm truyền đạt kiến thức đến học trò.

“Ban đầu, để đảm bảo chất lượng cho các tiết dạy có những hình ảnh để minh họa, tôi đã phải tốn rất nhiều thời gian chuẩn bị các hình vẽ. Cứ mỗi hình vẽ trên giấy bìa cứng bằng bảng lưới hoặc bảng braille (bảng chữ nổi) mất từ 3 - 5 phút, và chỉ dùng được một lần” - thầy Nguyễn Duy Quy cho biết.

Trong quá trình giảng dạy, để tiết kiệm thời gian và nguyên liệu, thầy Quy đã cố gắng để làm ra nhiều đồ dùng dạy học như hình tam giác đa năng, tứ giác đa năng, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học nhằm giúp các em dễ nắm bắt kiến thức và phần nào đỡ vất vả cho giáo viên. Nhưng những dụng cụ này cũng chỉ sử dụng được trong một chương, sang chương khác lại phải làm mới hoàn toàn. Mất hơn hai tháng mày mò, thử nghiệm, thầy Quy đã chế tạo ra Bảng từ dạy học môn Toán. Xuất phát từ đặc thù của học sinh khiếm thị, tất cả các mô hình phải cố định (dù là một cách tương đối) để tạo cho các em thói quen tiếp nhận. Từ đó, thầy Quy nảy ra ý định dùng tính chất của nam châm để giữ ổn định các hình khối. Nhưng thầy vẫn trăn trở khi nhìn học trò vất vả làm bài tập hình học.

“Có bảng từ rồi, việc truyền đạt kiến thức của giáo viên đến học sinh thuận tiện, dễ dàng hơn, nhưng các em học sinh không vì thế mà bớt vất vả. Bảng từ chỉ có tác dụng để dạy - học lý thuyết, minh họa các định nghĩa, định lý còn khi làm bài tập, học sinh nhất định phải vẽ hình vào vở. Trong khi vẽ hình trên bảng braille nên chỉ vẽ được những đường thẳng, đường ngang còn hình tròn thì “chịu”. Mà cũng chỉ vẽ được hình tam giác, hình vuông… chứ hình thoi thì rất mất thời gian” - thầy Quy kể.

Thầy lại miệt mài nghĩ cách cải tiến bảng từ sao cho cả thầy và trò đều linh động dùng được. Và bảng lưới từ hình thành từ cuối năm ngoái sau hai năm thầy “thử đủ cách”.

Từ bảng từ với các hình học đính cố định ban đầu, thầy Quy đã sáng chế thêm bảng lưới và các dụng cụ lắp ghép, vẽ hình môn Toán, giúp học sinh tiết kiệm được thời gian vẽ hình, nhất là các hình tròn. Để có được dụng cụ vẽ hình tròn này, lúc đầu, thầy Quy dùng hai thanh gỗ kẹp lại - có đục lỗ thủng để học sinh dùng bút kim loại dùi vào giấy - mô phỏng theo kiểu com-pa. Thế nhưng, vì làm bằng gỗ nên chỉ cần học sinh “dùi” một thời gian ngắn, các lỗ đục sẽ to dần ra, không thể định vị được, thầy Quy lại nghĩ cách thay đổi, chuyển sang dùng inox rồi dùng nhựa để “vừa nhẹ mà các em sử dụng cũng an toàn”.

Công phu hơn cả là bộ hình mẫu cho các em. “Lúc đầu mới làm quen với môn hình học, tôi yêu cầu học sinh tự vẽ lấy để các em quen thao tác. Nhưng khi đã quen rồi, thì nhất định phải có dụng cụ hỗ trợ để các em tiết kiệm được thời gian vẽ hình để còn làm bài tập, nhất là trong thi cử. Chính vì vậy, tôi làm sẵn cho các em bộ hình mẫu”.

Làm hình thì nhanh, nhưng công phu nhất là đục chữ nỗi để dán ở hình mẫu. Hình được làm bằng giấy đề can, dán vào miếng nhựa rồi đục chữ, bọc lại để học sinh có thể sờ được chữ nổi. “Nhờ những dụng cụ này, học sinh của mình hứng thú hơn trong học tập, tạo cho các em niềm say mê với bộ môn”, thầy Quy phấn khởi nói.

Phần thưởng lớn nhất

Nhờ những đồ dùng học tập do thầy Quy sáng tạo nên, nhiều học trò đã tự tin đi học “hòa nhập” ở các trường THCS và PTTH bình thường và mang về những thành tích học tập đáng nể như em Võ Văn Nhựt, học sinh lớp 9, trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhiều năm liền là học sinh giỏi.

Nhựt tâm sự: “Nhờ thầy tận tuỵ mà bọn em có được những đồ dùng học tập quý báu này làm hành trang đến trường học hòa nhập với những bạn học bình thường. Có trải qua cảm giác “bất lực” khi tiếp cận môn hình học mà không thể hình dung ra nó mới hiểu cảm giác quý báu của bọn em với những đồ dùng của thầy. Nhờ những đồ dùng ấy, kiến thức hình học của bọn em đã được khai sáng”.

Nụ cười của những học trò đặc biệt khi vỡ lẽ ra và hình dung những khái niệm Toán học là phần thưởng lớn nhất với thầy Quy.

Với những dụng cụ học tập sáng tạo dành cho hoc sinh khiếm thị, thầy Nguyễn Duy Quy đã nhận được nhiều giải thưởng cao trong các Hội thi sáng tạo đồ dùng học tập dành cho học sinh mà gần đây nhất là giải nhì toàn quốc năm 2008 với bộ sách giáo khoa môn Toán học bằng chữ nổi và bảng lưới từ hỗ trợ học sinh khiếm thị. Nhưng với thầy, phần thưởng lớn nhất chính là nụ cười của học trò khi các em “vỡ lẽ” ra một khái niệm Toán học, giải quyết gọn gàng một bài tập Toán hình tưởng chừng như không thể với một học sinh khiếm thị…

Trao tặng chức danh cho hơn 700 giáo sư, phó giáo sư

(Dân trí) - Sáng nay 20/11, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội, Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước đã trao giấy chứng nhận cho 65 giáo sư và 641 phó giáo sư năm 2009.
Đây thành quả phấn đấu không ngừng của các thầy cô giáo góp phần không nhỏ vào việc đào tạo thế hệ trẻ.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân
trao giấy chứng nhận cho các giáo sư

Trong số ứng viên xét đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, người trẻ nhất là GS Võ Văn Hoàng, 45 tuổi, ngành Vật lý, trường ĐH Bách khoa - ĐH QG TPHCM và người cao tuổi nhất là GS Lê Hồng Kế, 69 tuổi, ngành Kiến trúc, Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam.

Người được phong hàm chức danh Phó giáo sư trẻ nhất là Bùi Thế Duy, 31 tuổi, ngành Tin học, trường ĐH Công nghệ - ĐH Quốc gia Hà Nội, người cao tuổi nhất là Phó Giáo sư Lương Kim Chung, 71 tuổi, ngành Thể dục - Thể thao.

Trong đợt xét năm nay có 3 ứng viên là người Việt Nam ở nước ngoài, đó là nhà giáo Vũ Hà Văn, 39 tuổi, được bổ nhiệm chức danh Giáo sư Toán học ở ĐH Rutgers, Mỹ và nhà giáo Thái Duy Bảo, 48 tuổi, đã được bổ nhiệm chức danh PGS ngành Ngôn ngữ ở ĐH Nagoya, Nhật Bản cũng đăng ký xin xét đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS của Việt Nam. Ngoài ra, còn có nhà giáo, bác sĩ Trần Hải Anh, 39 tuổi, đã được bổ nhiệm Phó Giáo sư ngành Y học ở ĐH Toyama của Nhật Bản đã đăng ký để được xét bổ nhiệm chức danh PGS ở Học viện Quân y của Việt Nam.

Vinh dự là người trẻ nhất được phong tặng Phó Giáo sư, giảng viên Bùi Thế Duy cho biết: “Tôi rất vui khi được Nhà nước phong tặng danh hiệu này. Đây cũng là trách nhiệm lớn đối với người giảng viên trẻ như tôi trong công tác giảng dạy”.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân khẳng định: “Các GS, PGS là tinh hoa trí tuệ, văn hóa của Việt Nam đã có những đóng góp to lớn cho đất nước. Khi được Nhà nước công nhận thì trách nhiệm của các thầy cô lại nặng nề hơn, cần tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa trong sự nghiệp giáo dục như đào tạo ra các Tiến sĩ vì hiện nay 100 giảng viên mới có 1 Tiến sĩ, quá ít so với đòi hỏi của thực tế”.

Cũng theo Bộ trưởng Nhân cũng cho biết, từ năm 1980 đến nay tổng cộng đã phong, công nhận 1.336 GS và 7.062 PGS.

Theo Giáo sư Trần Văn Nhung, Tổng Thư ký Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước cho biết: “Đợt xét năm 2009 là đợt xét dồn của 2 năm 2008 - 2009. Tổng số hồ sơ đăng ký đề nghị công nhận là 1.176 hồ sơ, trong đó có 164 hồ sơ xin xét đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư và 1.003 hồ sơ xin xét đạt tiêu chuẩn chức danh Phó giáo sư. Hội đồng đã xét và phong tặng 65 giáo sư và 641 phó giáo sư.

Trong 65 giáo sư thì có 57 nhà giáo thuộc biên chế của các trường học và các học viện, 8 nhà giáo thuộc viện nghiên cứu. Trong số 641 Phó Giáo sư được phong tặng thì có 572 nhà giáo thuộc biên chế của các trường đại học, học viện”.